
Bài viết này trình bày những kiến thức cơ bản nhất về công dụng, thành phần cấu tạo và tính chất cơ học – lý học quan trọng nhất của các loại Keo dán và Keo trám khe được sử dụng rộng rãi trong xây dựng.
Công dụng của Keo dán và Keo trám khe
Công dụng chung của các loại keo là giúp liên kết – truyền lực giữa các bề mặt vật liệu (dán/kết dính) hoặc liên kết các bề mặt vật liệu với nhau (trám khe/hàn các thành phần di động của kết cấu xây dựng).
Thành phần cấu tạo Keo dán và Keo trám khe
Sản phẩm keo của từng thương hiệu khác nhau có thành phần cấu tạo khác nhau theo công thức riêng không được công bố. Tuy nhiên, các loại keo đều có những thành phần cơ bản sau:
- Chất kết dính – polymer: tạo nên tính chất cơ bản của keo như cường độ và độ đàn hồi
- Chất tạo dẻo: tạo nên tính công tác và tính dẻo của keo
- Chất độn: tạo nên cường độ, độ nhớt của keo
- Chất tạo màu: tạo nên màu sắc của keo
- Chất xúc tác: giúp điều chỉnh tốc độ phản ứng
- Các loại phụ gia khác: giúp tăng độ kết dính, chống tia UV, đặc tính lưu biến, …
Sự bám dính và kết dính của Keo dán và Keo trám khe
- Sự bám dính (Adhesion): lực hấp dẫn/lực liên kết giữa Keo với bề mặt cần dán hoặc cần trám.
- Sự kết dính (Cohesion): lực hấp dẫn/lực liên kết giữa các phần tử Keo với nhau.

Tính chất cơ học – lý học của Keo dán và Keo trám khe
Những tính chất cơ học – lý học quan trọng nhất giúp phân biệt các loại keo là: Khả năng đàn hồi và Độ chuyển vị tối đa cho phép.
1. Khả năng đàn hồi của keo
Được tính bằng Modul đàn hồi (% Độ dãn dài so với Lực kéo tác động lên một đơn vị diện tích keo). Modul đàn hồi càng cao thì Khả năng đàn hồi của keo càng lớn.

2. Độ chuyển vị tối đa cho phép của keo
Được tính bằng % chuyển vị, phổ biến nhất là 25% và 20%. Khái niệm “độ chuyển vị” dùng để chỉ sự biến đổi của keo so với trước khi chịu tác động của ngoại lực.

Nguồn hình ảnh: Internet.
Nguồn thông tin: Tài liệu kỹ thuật SOUDAL.
Vui lòng dẫn nguồn khi đăng lại bài viết này. Xin cám ơn!